Garmin Vivosport Review: Điểm danh các tính năng mới và đánh giá độ chuẩn xác của nhịp tim, GPS

0
797
Garmin Vivosport

Garmin Vivosport là thiết bị fitness tracker mới vừa ra mắt tại triển lãm IFA 2017 vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 vừa qua – thay thế cho dòng Vivosmart HR+, với kết nối GPS cài sẵn và các tính năng mới như sau:

Garmin Vivosport

  • Chế độ theo dõi chỉ số stress 24/7: Chấm điểm (1-100) và xếp hạng từ thấp đến cao (low/med/high) chỉ sốt stress của bạn liên tục và thức thời.
  • Chấm điểm nồng độ VO2Max/Tuổi thể chất
  • Hẹn giờ Relax/Breathing mới: Hướng dẫn hít thở giúp thư giãn đầu óc khi người dùng gặp căng thẳng
  • Chế độ Strength training: Đếm rep cho một số hoạt động tập gym nhất định
  • Chế độ HR liên tục 24/7 sít sao hơn: Theo dõi nhịp tim 1s/lần tương tự như Fenix5/FR935/Vivosmart3/Vivoactive3
  • Nhiều lựa chọn mặt đồng hồ: thêm một số lựa chọn mặt đồng hồ limited
  • Stop Watch/Countdown Timer mới
  • Auto-start cho hoạt động Chạy bộ/Đi bộ: Tự động theo dõi mà không cần thao tác rườm rà nào
  • Thêm Rep Counting: Theo dõi rep và thậm chí là khả năng chỉ định cân nặng của tạ trong phòng gym.
  • Thiết kế mỏng hơn: Giảm hẳn 4mm so với Vivosmart HR/HR+

Garmin Vivosport

Những tính năng trên cũng xuất hiện trên Vivosmart 3 – cùng là fitness tracker của Garmin nhưng ra mắt sớm hơn, vào đầu năm 2017. Vậy chúng khác nhau chỗ nào? Đây là những đặc tính ấn tượng có mặt trong Vivosport mà Vivosmart 3 không có:

  • Hiển thị Always-on: màn hình luôn sáng, luôn sẵn sàng để theo dõi dữ liệu mọi lúc mọi nơi
  • Hiển thị rõ nét hơn hẳn
  • Dung lượng pin: 7 ngày trong chế độ đồng hồ thông minh, 8 tiếng trong chế độ GPS
  • Tăng cường hồ sơ thể thao: Phiên bản ngoài trời cho hoạt động đi bộ, chạy bộ, cardio và đạp xe
  • Thêm chế độ Chạy bộ/Đi bộ cự li: Dành cho các hoạt động luyện tập chuyên sâu và có kế hoạch chi tiết
  • Thêm Auto-Pause: Sử dụng trong các chế độ thể thao
  • Thêm LiveTrack: Nhờ vào GPS
  • Thêm Auto-Activity Start: Tự động theo dõi các hoạt động đi bộ và chạy bộ ‘bộc phát’, chuyển thẳng dữ liệu vào lịch trình trong Move IQ

Garmin Vivosport

Hiện tại, để đánh giá được sự hữu ích của các chế độ thể thao mới của Garmin Vivosport, chúng tôi cần thêm thời gian. Trong thời gian chờ đợi, mời bạn xem qua phần đánh giá sự chuẩn xác của nhịp tim và GPS của thiết bị mới này nhé!


Garmin Vivosport — ĐỘ CHUẨN XÁC CỦA NHỊP TIM:

THEO DÕI NHỊP TIM 24/7 — Chuẩn xác 99%

Những tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến độ chuẩn xác của nhịp tim mà bạn cần biết: màu da, mật độ lông tay, tư thế và cách đeo thiết bị trên cổ tay (quan trọng nhất) – nghĩa là bạn nên đeo làm sao cho cảm biến nhịp tim quang học sát cổ tay nhất có thể, không cần quá chặt nhưng đừng quá lỏng lẻo, đừng để thiết bị tuột lên tuột xuống trong quá trình hoạt động cả ngày, đặc biệt là lúc luyện tập.

Garmin Vivosport

THEO DÕI NHỊP TIM TRONG LUYỆN TẬP 

Loại hình luyện tập đã thử nghiệm cùng Garmin Vivosport: các bài tập nhiều cường độ khác nhau, từ chạy bước ngắn đến interval và tempo trong chạy bộ lẫn đạp xe.

Kết quả: Vivosport đọc nhịp tim chuẩn xác không thua kém gì ‘đàn anh kiệt xuất’ Forerunner 935 và các dây đeo cảm biến khác.

Garmin Vivosport

Thông thường, khả năng ghi chép sẽ hơi lỗi ở trong vòng 5 phút đầu của bài tập, do cơ thể chưa thích ứng toàn bộ với hoạt động, điều này cực kì phổ biến và xảy ra ở hầu hết các thiết bị từ trước đến nay. Và Vivosport cũng không ngoại lệ.

Garmin Vivosport

Còn về tổng thể, thì dữ liệu nhịp tim mà Vivosport đem lại cho người dùng trong hoạt động luyện tập thể thao, thể chất chuẩn xác đến 98%.

Tuy nhiên, Vivosport không phải là ‘một nửa đích thực’ của hoạt động đạp xe ngoài trời. Do đó, nếu bạn là vận động viên đạp xe chuyên nghiệp hay người đam mê đạp xe, hãy cân nhắc sử dụng Forunner 935 hoặc Fenix 5 Series thay vì Garmin Vivosport.

Garmin Vivosport


Garmin Vivosport  — ĐỘ CHUẨN XÁC CỦA GPS:

Các yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng đến độ chuẩn xác của GPS: mật độ cây cối, nhà cửa và thời tiết của môi trường xung quanh.

Và bí quyết để thử nghiệm GPS của thiết bị là không đeo nhiều sản phẩm trên cùng một cổ tay, bởi vì lúc này, sóng kết nối sẽ bị xáo trộn gây ra kết quả sai lệch. Hoặc là, nếu phải làm vậy, hãy quấn một mảnh vải mỏng giữa 2 thiết bị với khoảng cách chừng 3cm.

Ngoài ra, đeo hơn một thiết bị cùng lúc trên cổ tay cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chuẩn xác của theo dõi nhịp tim quang học.

Về độ chuẩn xác của GPS trong Garmin Vivosport, thì nó khá ổn, chỉ xê xích nhiều nhất từ 1 đến 2m so với các thiệt bị đáng tin cậy khác, bạn có thể theo dõi các hình ảnh bên dưới để rõ hơn:

Garmin Vivosport

Garmin Vivosport

Garmin Vivosport

Garmin Vivosport

Garmin Vivosport

Tóm lại, bạn sẽ không phải lo gì về vấn đề ‘cùng đường, lạc lối’ khi luyện tập ngoài trời hoặc khám phá những cung đường chạy bộ, đi bộ mới với GPS của Garmin Vivosport.


Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Hãy theo dõi SmartWear.vn thường xuyên để cập nhật nhiều hơn về các sản phẩm công nghệ thông minh nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here