Khi bạn mua đồng hồ thông minh, nhất là các loại đồng hồ sức khỏe như Fitbit hoặc Garmin, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp một số từ viết tắt. Chẳng hạn như các chỉ số đo lường sinh lý như VO2 max, SpO2, các thuật ngữ như PVD, aDLC, hay IP, ATM,… Những từ viết tắt này được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng chưa chắc bạn đã hiểu chúng nghĩa chính xác là gì.

Dưới đây là những từ viết tắt thông dụng nhất mà bạn cần biết để hiểu hơn về chiếc đồng hồ Garmin của mình.

VO2 Max là gì?

Chỉ số VO2 Max là một định nghĩa vô cùng quen thuộc đối với những người chơi thể thao chuyên nghiệp. Đây là chỉ số thể hiện khả năng tối đa của cơ thể một người trong việc chuyển và sử dụng oxy trong khi tập thể dục.

VO2 max là viết tắt của cụm Maximum Volume of Oxygen, hay còn có một số cái tên khác là maximal oxygen consumption, maximal oxygen uptake, peak oxygen uptake hay maximal aerobic capacity. VO2 Max nói lên tốc độ tiêu thụ Oxy tối đa trong quá trình tập luyện được tính bằng ml/kg/phút.

Nhìn chung, chỉ số VO2 max càng cao, thể lực và độ dẻo dai của bạn càng tốt và ngược lại. Tuy nhiên, nếu để nó vượt quá mức giới hạn của cơ thể thì sẽ gây ra nguy hiểm khôn lường.

Giá trị VO2 max thay đổi tùy thuộc vào cách sống và quá trình luyện tập. Bạn có thể tăng VO2 Max thông qua tập luyện và sử dụng những thiết bị theo dõi thể thao như Garmin để kiểm soát chúng. Với thời gian luyện tập tốt trong khoảng 4 – 12 tuần, chỉ số VO2 max này có thể tăng lên thêm 10% – 20%.

từ viết tắt trên Garmin

SpO2

SpO2 – a.k.a Saturation of peripheral oxygen – là nồng bộ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Nó đề cập đến thể tích oxyhemoglobin (HbO2) trong oxy tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng lượng hemoglobin liên kết. Nói một cách đơn giản, đó là tỷ lệ hồng cầu kết hợp với oxy để đạt được độ bão hòa.

Độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) được xếp vào 1 trong 5 dấu hiệu sinh tồn của con người, bên cạnh mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Nồng độ bão hòa oxy trong máu càng cao, quá trình trao đổi chất của con người càng tốt. Thông thường, chúng ta được khuyến cáo nên giữ mức oxygen trong máu ở 93% trở lên.

Vòng theo dõi sức khỏe Vivosmart 4

Khi bạn tập thể dục ở độ cao lớn, lượng oxy trong không khí bị loãng đi, làm giảm sự kết hợp giữa hồng cầu và oxy trong máu, hoặc có thể gọi là thiếu Oxy. Điều này dễ gây ra các triệu chứng như nhịp tim nhanh, thở nhanh, khó thở, đổ mồ hôi, da đổi màu, đau đầu,… Việc hiểu và kiểm tra thường xuyên lượng SpO2 trong máu có thể giúp bạn xác định tình trạng hiện tại và quyết định nên sắp xếp nghỉ ngơi hay tiếp tục vận động, đặc biệt là có thể tránh tai nạn không mong muốn trong các bộ môn thể thao khắc nghiệt như leo núi.

Hiện tại trên thị trường có khá nhiều máy móc chuyên dụng có thể đo SpO2. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo 2 sản phẩm đồng hồ theo dõi sức khỏe di động là Garmin Fenix 5X Plus và Garmin Vivosmart 4. Hai chiếc đồng hồ này đều được trang bị cảm biến Pulse Ox ở cổ tay, giúp bạn đánh giá tốt hơn thể lực của mình trong mọi trường hợp.

Cảm biến ABC

Cảm biến ABC trong Garmin thường ám chỉ đến cảm biến đo độ cao (Altimeter), đo khí áp (Barometer) và la bàn (Compass), được sử dụng kết hợp với GPS để điều hướng. Trong đó:

  • Cảm biến đo độ cao (Altimeter): cung cấp dữ liệu độ cao so với mặt nước biển để theo dõi chính xác dốc lên và dốc xuống
  • Khí áp kế (Barometer): được sử dụng để dự đoán thời tiết bằng cách thông qua các thay đổi áp suất không khí trong một khoảng thời gian ngắn được hiển thị
  • La bàn (Compas): la bàn điện tử hiển thị phương hướng hiện tại của bạn. Thường được sử dụng khi đang trong ở trạng thái chờ máy hoặc đo lường phương hướng di chuyển ở tốc độ thấp.

Các dòng đồng hồ Garmin từ bản Garmin Instinct trở lên như dòng Fenix và Forerunner 935 đều được trang bị cảm biến ABC.

Garmin Forerunner 935
Garmin Forerunner 935

Lớp phủ PVD

PVD (Physical Vapor Deposition) là công nghệ (mạ) lắng động lớp phủ plasma được thực hiện dưới điều kiện chân không. Công nghệ này sẽ giúp vật liệu sau khi được mạ sẽ có khả năng chống mài mòn cao và chống ăn mòn tốt. Không dễ bị bong tróc hay mất đi dưới ánh sáng mặt trời mạnh, môi trường đất ngập nước, không dễ bị oxy hóa, không dễ phai màu, không rơi hoặc vỡ ra.

Những chiếc đồng hồ có công nghệ phủ PVD thường cao cấp gấp 2 -3 lần so với các loại đồng hồ thường khác. Lớp phủ này cũng góp công lớn trong việc nâng cao tuổi thọ của đồng hồ. Đối với các loại đồng hồ thể thao thường xuyên phải tiếp xúc với mồ hôi hoặc nước biển trong thời gian dài như Garmin, lớp phủ này sẽ giúp chúng giữ được vẻ lâu bền nhất.

Một số dòng đồng hồ thể thao cao cấp như Garmin Vivoactive 3, Garmin Fenix 5 Plus đã được phủ lớp PVD cao cấp này. Nếu muốn sở hữu những chiếc đồng hồ thể thao bền chắc dài lâu, hãy kiểm tra phần này ở thông số sản phẩm nhé.

từ viết tắt trên Garmin


Lớp phủ ADLC (hay còn gọi là sơn DLC – Diamond-Like Carbon)

Lớp phủ DLC thường được sử dụng làm lớp phủ để giảm sự mài mòn của chất liệu. Đây là một biến thể của PVD, cho màu đen. Lớp phủ này thường rất đắt và chỉ được sử dụng trên những mặt hàng có giá trị cao. Có khá ít đồng hồ thông minh được sử dụng vật liệu này. Và những chiếc đồng hồ dòng Garmin Fenix 5 Plus chính là những ví dụ điển hình.

Đồng hồ có lớp phủ DLC thường có độ bền cao, chống ăn mòn, bám dính, chống trầy xước và chống sốc. Nó có hiệu suất bảo vệ toàn diện kể cả bạn thường xuyên sử dụng đồng hồ hoặc chỉ dùng cho các chuyến khám phá ngoài trời.

Chuẩn chống nước IP

Chuẩn IP (Ingress Protection) là hệ thống tiêu chuẩn chống bụi và nước được quy định bởi IEC (Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế). Theo sau IP là 2 con số, con số đầu tiên thể hiện cấp độ bảo vệ của lớp vỏ đối với vật thể rắn và con số tiếp theo là bảo vệ trước chất lỏng, thường là nước.

Để biết được mức độ chống nước của từng mức độ, bạn có thể xem bản tóm tắt dưới đây.

Chuẩn chống nước ATM

Thông thường chuẩn chống nước của đồng hồ Garmin đều đạt chuẩn 5ATM trở lên. Con số trước ATM đề cập đến áp suất chịu được ở áp suất khí quyển tiêu chuẩn. Áp suất ở áp suất khí quyển tiêu chuẩn (ATM) tương đương khoảng 10 mét. Ví dụ như 5ATM tức là đồng hồ chịu được áp suất ở 5 áp suất khí quyển tiêu chuẩn, nghĩa là trong điều kiện lý tưởng, đồng hồ có thể ở trong vòng 50 mét không thấm nước. Tương tự với 10ATM.

Garmin Forerunner

Chắc hẳn các bạn sẽ thắc mắc liệu IP68 và 5ATM có giống nhau không? Thực tế, IP68 đề cập đến khả năng chống nước ngâm và không đáp ứng các nhu cầu bơi lội. Trong khi đó, các loại đồng hồ ATM có thể chống nước thực sự, có thể dùng để bơi lội. Đặc biệt là những loại đồng hồ 10ATM có thể sử dụng để bơi và lặn.

Chuẩn quân đội MIL-STD-810G

Đây là một khái niệm đặc biệt dành cho mẫu đồng hồ thể thao Garmin Instinct. Chiếc đồng hồ này được thiết kế cực kỳ chắn chắn với chuẩn quân đội Mỹ MIL-STD-810G. Chuẩn này đề cập đến khả năng chịu nhiệt, độ ẩm, ăn mòn, các tiêu chuẩn khác như va chạm, mưa, bụi,…

Garmin Instinct đã đạt chuẩn MIL-STD-810G, tức là nó đã vượt qua thử nghiệm chịu nhiệt, va đập, chống bụi, chống rơi, chống sốc và các đặc tính bảo vệ khác. Do đó, nếu bạn cần một chiếc đồng hồ có thể hỗ trợ tối đa các chuyến thể thao ngoài trời thì có thể tham khảo Garmin Instinct.

Garmin Instinct 1

Bạn đã hiểu hết các từ viết tắt thông dụng của đồng hồ thông minh chưa nào? Nếu còn thắc mắc hoặc có từ viết tắt nào Smartwear bỏ sót, hãy comment dưới đây giúp Smartwear nhé.

Mua Smartwatch và tai nghe giá rẻ tại

THÔNG QUAtổng hợp
CHIA SẺ

Trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây